Trang chủ / MẶC ĐẸP / Sự khác biệt trong phong cách thời trang may đo Anh và Ý

Sự khác biệt trong phong cách thời trang may đo Anh và Ý

Khái niệm thời trang may đo luôn mang cho người nghe một hình ảnh chuẩn mực, quy củ từ những đường may chuẩn chỉnh cho đến những chi tiết mang đậm tinh thần Anh.

Nhưng Anh Quốc không phải là thế lực duy nhất của thế giới may đo. Cùng là những cái nôi của thời trang quý ông, phong cách của người Italy có sự khác biệt gì so với người Anh quốc? Hãy cùng DUNNIO tìm hiểu qua bài sau.

 

Nói đến phong cách thời trang của các quý ông Tây phương, đặc biệt là miền đất châu Âu lâu đời, cổ kính,trái tim của ngành công nghiệp thời trang thế giới, thì không thể nào ta có thể bỏ qua hình ảnh những bộ bespoke suitlịch lãm, những đôi giày tây chỉn chu tỉ mỉ, cây gậy ba-toong, mũ quả dưa của giới quý tộc Anh Quốc; hoặc đó là vẻ lãng tử, phong trần cùng khăn lụa quàng cổ, nón fedora của những gã trai lịch lãm đến từ nước Ý.

 

 

Phong cách của giới Quý tộc Anh

 

Sự kiện Pitti Uomo 2020 

 

 Như đã nói sơ qua ở trên, bạn đọc chắc hẳn thấy được, về cơ bản, quý ông Anh mang một vẻ chuẩn mực, sự cổ điển truyền thống cùng quan điểm bền vững về những nguyên tắc ăn mặc. Trong khi đó, qua những sự kiện thường niên như Pitti Uomo, phong cách thời trang nam giới ở đất nước hình chiếc ủng hiện lên với vẻ phóng khoáng, táo bạo, đầy sự tươi mới, ‘chất chơi’, không gò mình theo khuôn khổ. Tuy nhiên, sự khác biệt không chỉ đến từ những thứ mắt thường quan sát được, nó còn là văn hóa, quan điểm của từng vùng đất riêng.

 

1. QUAN ĐIỂM VỀ PHONG CÁCH THỜI TRANG

Để nói về sự khác nhau giữa phong cách thời trang Anh và Ý, có lẽ nên bài lại về vấn đề cốt lõi, xuất phát từ quan niệm về cái đẹp của những thước vải trên người. Nền tảng của những quan niệm này được xây dựng dựa trên những triết lý văn hóa cùng thế giới quan về hình ảnh một quý ông lịch lãm nên trông như thế nào là hoàn hảo? Một vẻ chỉn chu, khiêm nhường hay sự tươi mới đầy khoa trương?

 

SỰ CHỈN CHU, LỊCH LÃM VÀ ĐẦY QUY TẮC CỦA NGƯỜI ANH

 

Thời trang nam giới cổ điển nơi xứ sở mù sương được sinh ra làm thước đo của sự chuẩn mực, nhằm tôn lên vẻ đẹp cũng như sự đẳng cấp của quý ông. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ luôn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, cũng như giữ vững sự tinh tế, hài hòa giữa phong cách, màu sắc và họa tiết đi kèm. Bộ trang phục cũng luôn phải chỉn chu, gọn gàng, dựa trên những chuẩn mực bất thành văn của sự lịch sự. Có thể nói, phong cách thời trang của các quý ông đến từ Vương quốc Anh, đôi khi trông sẽ trang trọng một cách không cần thiết, đặc biệt là với những người không quen với văn hóa mặc suits, hay thậm chí là cả với những quý ông thích sự chỉn chu từ những bộ cánh may đo riêng cổ điển này.

 

NGƯỜI ĐÀN ÔNG Ý KHOA TRƯƠNG VÀ TRÀN ĐẦY MÀU SẮC

Một cách đối lập, phong cách thời trang của người đàn ông Ý thường được ví von với hình ảnh sặc sỡ của chú chim công mỹ miều. Cũng phải thôi, khi cánh mày râu Ý luôn ưa chuộng phong cách Sprezzatura, một khái niệm ‘nhiệm màu’ đầy tự do, khi tôn lên sự tinh tế đậm chất nghệ thuật của những bộ cánh được chủ đích phối ngẫu một cách phong trần. Đừng quá ngạc nhiên khi bạn thấy hình ảnh mặt sau chiếc cà vạt bị lộn ra trước, kẹp cà vạt thì méo xệch, hay thậm chí là phần cổ áo trông ‘uốn lượn’ một cách đầy nghệ thuật trên một chiếc áo sơ mi cổ điển, được diện bởi một gã trai Ý nào đó, họ có chủ đích cả đấy, chỉ là hơi ‘điên’ thôi.

 

2. TINH THẦN CỦA BỘ TRANG PHỤC

VƯƠNG QUỐC ANH

 

 

Vẻ đẹp từ những bộ suits chuẩn mực của người Anh góp phần làm nên sự thành công của bom tấn Kingsman . Ảnh: Internet

Với các quý ông nơi đô thành, tinh thần quý tộc thượng đẳng, sự cứng cáp, mạnh mẽ của quân đội đã mang những ảnh hưởng lớn đến phong cách thời trang của giới nhà giàu nước Anh từ những năm 1700s rồi. Cũng như cách đôi giày tây brouges được tạo ra, phương pháp Goodyear welting (một công nghệ thủ công tỉ mỉ, nhằm gia tăng tối đa khả năng chống nước, giúp chân đi êm, thoáng khí hơn và bên cạnh đó kỹ thuật này giúp người mang thay đế khi mòn mà không cần phải thay giày mới) cũng được ra đời nhằm đối phó với tiết trời nhiều mưa nơi phố thị.

 

ĐẤT NƯỚC Ý

Bộ suits đến từ đất nước hình chiếc ủng luôn nhẹ nhàng, ấn tượng đầy quyến rũ và bắt mắt, đúng như chính phong thái lãng tử của người Ý vậy.

 

 

 

Việc văn hóa may đo những bộ suits chỉ mới xuất hiện một cách rộng rãi vào tầm những năm 40s, 50s, khiến cho chúng được trẻ trung hơn, phóng khoáng hơn, cũng như ít lệ thuộc vào những quy tắc, những quy định nghiêm ngặt như người bạn phương Bắc.

 

Đôi giày tây của người Ý, thường được khâu theo công nghệ Blake, với khả năng chống thấm kém hơn, thời gian sử dụng ngắn hơn nhưng lại thon gọn và tinh tế hơn.

 

3. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ MÀU SẮC ĐẶC TRƯNG

NHỮNG QUY TẮC VỀ MÀU SẮC CỦA NGƯỜI ANH

 

Những quý ông đến từ Vương quốc Anh thường chọn cho mình những bộ cánh tối màu hay trung tính. Với tiết trời quanh năm có đôi phần sương giá và ảm đạm, những trang phục với màu sáng rất dễ bị bạc màu, không còn giữ được sự tươi sáng vốn có nữa. Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ nho nhỏ, đó là vào mùa Hè, họ cũng sẵn lòng điểm xuyến chút sắc màu lên những chiếc áo sơ mi cổ điển, cùng phụ kiện, để tổng thể được sinh động, tươi mới hơn. Tuy nhiên, áo khoác và quần thì vẫn luôn mặc định tông trung tính bền vững.

 

Lại nói về vùng miền, người Anh còn có những tông màu truyền thống, phân biệt giữa trang phục của người vùng nông thôn và dân thành thị. Ở vùng quê nông thôn, những tông màu đất như nâu hay xanh olive được chọn làm màu chủ đạo. Còn tại nơi đô thành, sắc xám hay đen lại được ưa chuộng hơn cả.

 

NHỮNG QUY TẮC MÀU SẮC ĐẦY NGẪU HỨNG CỦA TRAI Ý

 

Người đàn ông phong trần của Ý lại khác. Họ tô điểm cho tiết trời đặc trưng vùng Địa Trung Hải bằng những sắc màu sáng, nhẹ nhàng, từ cái xanh lục tươi mát của trái táo non, xanh lam thăm thẳm của bầu trời cho tới sắc hồng tím nổi bật của hoa vân anh, thậm chí là với cả áo khoác và quần. Điều này đặc biệt đúng khi nói về những gã trai đến từ phương Nam.

 

Như để tăng thêm đôi phần thú vị, ngay cả phong cách thời trang Ý cổ điển cũng rất ưa chuộng những tông màu như trắng và pastel. Với nước da của các quý ông vùng Địa Trung Hả thì những tông màu này và những trang phục đặc trưng của thời tiết oi ả ngày Hè như sinh ra là dành cho họ.

 

4. CHẤT LIỆU VẢI

QUÝ ÔNG VƯƠNG QUỐC ANH

 

Những bộ suits đến từ xứ sở của sương mù thường dày dặn và cứng cáp hơn. Lông cừu, nhung gân và vải tweed là những chất liệu được các nhà may cũng như cánh mày râu ưa chuộng nhất.

 

Trên thực tế, những chất liệu này vẫn không đủ dày để có thể giữ ấm cho họ giữa tiết Đông sương giá. Vì thế, đàn ông nước Anh luôn khéo léo kết hợp layering với những chiếc áo khoác trench coat, overcoat trông vừa thời thượng, lịch lãm lại còn có thể giữ đủ ấm cho cơ thể.

 

ĐÀN ÔNG Ý QUỐC

 

Linen, cotton, len lông cừu mỏng,… những chất vải thanh thoát, nhẹ nhàng như vậy chính là thiên đường cho những nhà may đo hàng đầu nước Ý. Tuy vải sọc (được dệt từ cotton mỏng, thường có sọc hoặc caro) cũng là một lựa chọn khá hay, nhưng họ luôn ưu tiên vải sợi đanh hơn cả cho những chiếc suits của mình.

 

5. ĐỊNH NGHĨA MỘT BỘ SUIT HOÀN HẢO

VỚI PHONG CÁCH THỜI TRANG CỦA NGƯỜI ANH

 

Vấn đề cấu trúc chính là cốt lõi quan trọng của một bộ suit may đo chuẩn chỉnh. Như đã đề cập ở trên, suit jacket phải được làm từ những loại vải cứng cáp, dày dặn, đồng thời phần câu vai phải được độn một cách khéo léo, dựng lên một hình ảnh quý ông mạnh mẽ, oai nghiêm, bệ vệ. Hình dáng của cơ thể cũng được ẩn đi một cách khéo léo nhờ vào những đường may tinh tế, phần vai xuôi tự nhiên, ôm nhẹ ở eo và ngực.Suit jacket của quý ông Anh Quốc cũng thường có 2 đường xẻ đuôi, phần ống quần hơi bo tròn, thắt lưng cao khoảng từ 2 đến 3 phân.

 

VỚI PHONG CÁCH THỜI TRANG CỦA NGƯỜI Ý

Đối với đàn ông Ý lãng tử, phong trần, vẻ đẹp hình thể luôn phải được tôn lên một cách đầy tự tin, thông qua bộ suit may đo vừa vặn, chuẩn chỉnh theo từng số đo cơ thể người mặc. Người Ý luôn ưu tiên những chất liệu vải mềm, nhẹ để làm áo vest, với phom dáng ôm sát làm nổi bật lên đường cong của cơ thể.

 

Khác với dân Anh, người Ý ưa chuộng hơn những chiếc suits đơn giản một hàng khuy, không có đường xẻ đuôi áo, cũng như phần khuy cũng được đính cao hơn.

Hy vọng bài chia sẻ trên của DUNNIO sẽ giúp các quý anh có cái nhìn chi tiết hơn về hai phong thời trang này. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết miễn phí.

Hotline đặt lịch tư vấn : 0936664445
Hotline CSKH : 0968996668
Hệ thống cửa hàng:
- 139 Nghi Tàm, Tây Hồ, HN
- 176 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, HN
- 30 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, HN
- 224 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, HN
- 236 Hồ Văn Huê, Phú Nhuận, TP.HCM

Bài viết khác

×
Đăng ký thông tin
Hãy để lại thông tin,
chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!